BỆNH VIỆN 0 ĐỒNG, ĐÔNG, TÂY Y KẾT HỢP VÀ TRỒNG , SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU
CÔNG NGHỆ CAO
ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ: XÃ BÌNH MINH, HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC
CHỦ DỰ ÁN:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HIỆP ĐẠI PHÁT
TRỤ SỞ CHÍNH: Ấp 6, Xã Khánh Lâm, Huyện U Minh, Tỉnh Cà Mau, Việt Nam
NĂM 2024
CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ, SƠ BỘ VỀ DỰ ÁN
1.Giới thiệu chủ đầu tư
- Chủ đầu tư.
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HIỆP ĐẠI PHÁT
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: HIEP DAI PHAT DEVELOPMENT
INVESTMENT CO., LTD
- Giấy chựng nhận ĐKDN số: 2001351910 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau cấp, lần đầu: ngày 18/08/2021. Đăng ký thay đổi lần thứ 3, ngày 19/10/2023
- Mã số thuế: 2001351910
- Địa chỉ: Ấp 6, Xã Khánh Lâm, Huyện U Minh, Tỉnh Cà Mau, Việt Nam
- Đại diện pháp luật: Phạm Đình Đại – Chức danh: Tổng giám đốc
- Sinh ngày: 18/08/1977 Dân tộc : Kinh Quốc tịch: Việt Nam.
- Chứng thực cá nhân số: 037077004290 - Cấp ngày 14/04/2021 - Nơi cấp: Cục CSQLHC
về TTXH
- Chỗ ở hiện tại: Ấp 3, Xã Khánh Tiến, Huyện U Minh, Tỉnh Cà Mau.
- Điện thoại: 0918600607
- Giới thiệu sơ bộ về dự án
- Tên dự án đầu tư: Dự án Trồng, Khai Thác và Sản Xuất Các Sản Phẩm Tre Luồng Công Nghệ Cao.
- Tên dự án đầu tư: Bệnh Viện 0 Đồng, Đông ,Tây Y Kết Hợp Và Trồng, Sản Xuất Dược Liệu công nghệ cao.
- Tổng vốn đầu tư dự kiến: 120.000.000.000.000VNĐ (Bằng chữ: Một trăm hai mươi nghìn tỷ đồng).
- Nguồn vốn đầu tư : Vốn tự có.
- Vốn tự có là : 120.000.000.000.000 đồng. Trong đó,
·Vốn đầu tư dự kiến: Dự án Trồng, Khai Thác và Sản Xuất Các Sản Phẩm Tre Luồng Công Nghệ Cao là: 60.000.000.000.000VNĐ (Bằng chữ: Sáu mươi nghìn tỷ đồng)
- Vốn đầu tư dự kiến: Bệnh Viện 0 Đồng, Đông ,Tây Y Kết Hợp Và Trồng, Sản Xuất Dược Liệu công nghệ cao là: 60.000.000.000.000VNĐ (Bằng chữ: Sáu mươi nghìn tỷ đồng)
- Tổng diện tích đất: 2.000ha (Hai ngàn héc ta).
·Dự án Trồng, Khai Thác và Sản Xuất Các Sản Phẩm Tre Luồng Công Nghệ Cao.
- Công xuất:
+ Ván tre tấm ép thanh: 43.200 m3
+ gỗ tre ép khối: 57.600 m3
+ Ván sàn từ gỗ tre: 240.000 m2
+ Tre nguyên liệu đã qua sơ chế: 270.000 Tấn
+ Đồ nội thất từ gỗ tre: 12.000 bộ SP
+ Viên gỗ mùn cưa nén: 50.000 Tấn
- Ổn định công ăn việc làm với thu nhập bình quân từ 8-10 triệu đồng/người/tháng cho gần 1000 lao động làm việc trong dự án và hàng nghìn lao động trồng rừng dự án trên địa bàn Xã Bình Minh, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước Việt Nam.
- Ổn định diện tích trồng rừng kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Phước với sản phẩm tiêu thụ hàng năm tại dự án lên đến trên 400.000 tấn tre luồng/năm.
·Dự án đầu tư: Bệnh Viện 0 Đồng, Đông ,Tây Y Kết Hợp Và Trồng, Sản Xuất Dược Liệu:
- Công xuất:
- 300 giường điều trị theo y học hiện đại và y học cổ truyền.
- 700 giường điều dưỡng sau điều trị, đặc biệt chú trọng đầu tư cho các khoa phục hồi chức năng Người cao tuổi, người có công, mẹ Việt Nam anh hùng, các vị lão thành cách mạng, thương bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam Dioxin, người khuyết tật, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài sang sinh sống, làm việc, du lịch kết hợp chữa bệnh tại Việt Nam (bao gồm điều dưỡng sau điều trị, kết hợp chữa bệnh mãn tính bằng y học cổ truyền trung, dài hạn và chữa bệnh theo yêu cầu).
- Khu, Trồng, Sản Xuất Dược Liệu.
- Thời gian hoàn thiện các thủ tục pháp lý dự án thực hiện trong năm 2024, thời gian đầu tư xây dựng vào năm 2025. Dự án sẽ đi vào hoạt động sau 4 năm đầu tư XD..
- Thời gian hoạt động của dự án: lâu dài
CHƯƠNG II
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG, KHAI THÁC VÀ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM TRE LUỒNG CÔNG NGHỆ CAO
- CĂN CỨ PHÁP LÝ:
1.NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ.
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014, đã được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ
8 thông qua ngày 26/11/2014;
- Căn cứ Luật Doanh nghiệp số: 59/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/06/2020;;
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014, đã được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/6/2014;
- Luật Đất Đai của Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Luật Môi trường của Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014;
- Luật Phòng cháy chữa cháy của Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 27/2001/QH10 ngày 29 tháng 06 năm 2001;Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Phòng cháy và chữa cháy của Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 40/2013/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2013;
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Căn cứ luật thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/04/2016;
- Căn cứ luật hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ số 04/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 12 tháng 6
năm 2017;Nghị định 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009.
- Quyết định số 150/QĐ-TTg, ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
❖Văn bản Pháp lý liên quan lập dự án
- - Giấy chựng nhận ĐKDN số: 2001351910 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau cấp, lần đầu: ngày 18/08/2021. Đăng ký thay đổi lần thứ 3, ngày 19/10/2023
- Điều lệ hoạt động của : CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HIỆP ĐẠI
PHÁT
- Các văn bản liên quan khác.
2.NGHIÊN CƠ SỞ CỨU CỦA DỰ ÁN:
Rừng Tây Nguyên có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và các giá trị văn hóa truyền thống, bảo đảm an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường. Rừng được coi là cội nguồn của đời sống tâm linh, là phần sâu xa của con người và cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Mất rừng thì sẽ làm mất đi nền tảng, bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Ngày 18/3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 297/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2030”.
Bình Phước là một tỉnh miền núi ở Phía Tây của vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai về phía Đông, giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia về phía Tây, giáp tỉnh Đắk Lắk và Campuchia về phía Bắc và giáp tỉnh Bình Dương về phía Nam. Tỉnh hiện có 3 thị xã, 7 huyện với diện tích tự nhiên khoảng 6.87154 km2 và dân số theo điều tra 01/04/2019 là 994.679 người. Dân số trung bình năm 2019 của tỉnh Bình Phước theo niên giám đạt 997.766 người, tăng 12.856 người, tương đương tăng 1,3% so với năm 2018, bao gồm dân số thành thị 238.541 người, chiếm 23,91%; dân số nông thôn
759.225 người, chiếm 76,09%; dân số nữ 494.795 người, chiếm 49,59%. Lực lượng lao động
từ 15 tuổi trở lên của cả tỉnh năm 2019 đạt 604.330 người,tăng 14.001 người so với năm 2018. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc theo thành phần kinh tế năm 2019 đạt 588.633 người, tăng 15.047 người so với năm 2018.
Tỉnh lỵ của tỉnh Bình Phước là thị xã Đồng Xoài nằm tại ngã tư của 2 tuyến giao thông quan trọng là Quốc lộ 14 hay đường Hồ Chí Minh nối liền các tỉnh có ranh giới với Campuchia và đường tỉnh ĐT 741 nối với Quốc lộ 13 đi TP. Hồ Chí Minh. Thị xã cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 110km.
Cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, tỉnh Bình Phước đã đạt được nhiều thành tựu trong sự phát triển kinh tế và xã hội. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực sang công nghiệp và dịch vụ. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp đảm báo các hoạt động kinh tế và xã hội thuận lợi.
Tăng trưởng kinh tế theo niên giám thống kê năm 2019. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2019 (theo giá so sánh 2010): sơ bộ đạt 40.197,09 tỷ đồng, tăng 9,11% so với
cùng kỳ. Trong mức tăng 9,11% chung của toàn tỉnh, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 7,47%, đóng góp 1,91 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 16,78%, đóng góp 3,44 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,37%, đóng góp 3,36 điểm phần trăm và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,41%, đóng góp 0,40 điểm phần trăm.
Về cơ cấu tổng sản phẩm trong năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 21% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,74%; khu vực dịch vụ chiếm 36,89%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,37% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2018 là: 22,60%; 34,87%; 38,06%; 4,47%). GRDP bình quân đầu người đạt 61,63 triệu đồng/người/năm, tăng 9,91% so với cùng kỳ năm 2018.
Bên cạnh công nghiệp, tỉnh Bình Phước cũng đã có chủ trương và giải pháp phát triển mạnh ngành nông nghiệp theo hướng năng suất cao và bền vững.
Đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, cà phê, hồ tiêu... đã tạo nên tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế của Bình Phước. Năm 2019, toàn tỉnh hiện có 423.970ha cây lâu năm (cây ăn quả các loại 11.795ha, cây công nghiệp lâu năm hiện có 411.611ha gồm: 137.368ha cây điều, 241.014ha cây cao su,
17.198ha cây hồ tiêu, 15.031ha cây cà phê). Hướng tập trung vào phát triển cây công nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả nông nghiệp và đem lại thành công cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, đời sống người dân ngày càng được cải thiện (năm 2017 thu nhập bình quân đầu người 40,8 triệu đồng/người/năm; năm 2018 là 43,3 triệu đồng/người/năm và đến năm 2019 đạt 44,4 triệu đồng/người/năm).
Công nghiệp của tỉnh cũng đang từng bước phát triển với nhiều dự án lớn; hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển chung của tỉnh. Tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2019 đạt tốc độ tăng trưởng khá cao (19,38%), góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục xu hướng phát triển chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu toàn ngành. Trong năm 2019, tỉnh đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 1.080 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 13.189 tỷ đồng; về thu hút FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài), toàn tỉnh đã thu hút được 43 dự án với tổng vốn đăng ký là 304,7 triệu USD.
Trong những năm gần đây, trong khuôn khổ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đề ra những chủ trương phát triển công nghiệp chế biến nông sản. Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển nhất thế giới, trong đó, ngành chế biến nông sản đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới, là một trung tâm chế biến sâu và logistics của thương mại nông sản toàn cầu. Để đạt mục tiêu nói trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ triển khai đồng thời nhiều giải pháp trong đó tập trung vào một số giải pháp trọng tâm sau:
Chuyển dịch, cơ cấu lại công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản: Điều chỉnh phân bố các cơ sở chế biến nông sản theo hướng gắn với phát triển vùng nguyên liệu tập trung và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở cơ cấu lại vật nuôi, cây trồng trên phạm vi toàn quốc; Phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản tại các địa phương, vùng miền có sản lượng nông sản lớn, thuận lợi giao thông, lao động, logistics, có tiềm năng trở thành cực động lực tăng trưởng cho cả khu vực.
Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư vào chế biến nông lâm thủy sản: Xây dựng Chiến lược phát triển chung về công nghiệp chế biến nông sản và
các Đề án phát triển chế biến các ngành hàng có tiềm năng về sản xuất và thị trường tiêu thụ để định hướng lâu dài cho doanh nghiệp tập trung đầu tư phát triển mạnh những ngành hàng này; Đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi đối với từng địa bàn có tính đặc thù của các vùng, miền và ngành hàng.
Phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản: Phát triển mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong việc kết nối theo chiều dọc giữa người sản xuất nguyên liệu – nhà chế biến và người tiêu dùng; đồng thời kết nối giữa các cơ sở chế biến nông sản với nhau theo chiều ngang để tạo ra cơ chế phối hợp hoạt động theo tín hiệu thị trường. Xây dựng và hình thành các cụm nghiên cứu - đào tạo - sản xuất công nghệ cao theo vùng sinh thái, xây dựng các mô hình trình diễn về công nghiệp chế biến và cơ giới hoá đồng bộ sản xuất nông nghiệp./.
Xác định môi trường đầu tư và nhu cầu thực tế, : CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HIỆP ĐẠI PHÁT triển khai lập dự án “Trồng, Khai Thác và Sản Xuất Các Sản Phẩm Tre Luồng Công Nghệ Cao” trên diện tích đất trồng rừng thuộc địa bàn Xã Bình Minh, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước, Việt Nam.
Để tận dụng được nguồn tài nguyên đất hiện có nhằm khai thác triệt để tiềm năng quỹ đất, không để đất trống, đồi núi trọc.
Giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dư thừa tại địa phương, đưa người dân sống trong vùng dự án vào làm nghề rừng, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng để người dân có thu nhập ổn định từ nghề rừng.
Nâng cao chất lượng môi trường sinh thái, giảm nhẹ được thiên tai, điều hòa nguồn nước, điều hòa khí hậu, trống xói mòn rửa trôi.
Với các sản phẩm chính gồm: Gỗ tre luồng ghép tấm, gỗ tre luồng ghép khối, ván sàn, các sản phẩm nội thất trong nhà và ngoài trời … từ nguồn nguyên liệu là gỗ (Tre) rừng kinh tế, được khai thác tại chỗ và được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, đạt tiêu chuẩn gỗ công nghiệp xuất khẩu, dự án của Công ty không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo ra sự ổn định về năng lực trồng rừng và thu nhập của người dân địa phương với mô hình rừng kinh tế kết hợp với sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao góp phần nâng cao hiệu quả của quỹ đất tại địa phương và nguồn thu ngân sách.
(Ảnh minh hoa (giống tre khổng lồ Thái Lan)
CHƯƠNG III
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ, MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
- HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC
Bù Đăng là một huyện thuộc tỉnh Bình Phước, Việt Nam.
Huyện lị là thị trấn Đức Phong. Địa bàn huyện này thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Trong huyện Bù Đăng có sóc Bom Bo nổi tiếng của người Xtiêng. Sóc Bom Bo nổi tiếng vì được nhắc tới trong bài hát Tiếng chày trên sóc Bom Bo. Với diện tích 1.501 Km2, Bù Đăng trở thành huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bình Phước, và trong số 705 đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam thì Bù Đăng xếp thứ 18 về diện tích.
Huyện Bù Đăng là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bình Phước, nằm ở tọa độ 106085’ đến 107067’ kinh đông, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông và huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng
- Phía tây giáp huyện Bù Gia Mập, huyện Phú Riềng, huyện Đồng Phú và thị xã Phước
Long
- Phía nam giáp huyện Tân Phú và huyện Vĩnh Cửu thuộc tỉnh Đồng Nai
- Phía bắc giáp huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.[2]
Bù Đăng có địa hình trung du miền núi, là huyện có địa hình dốc đất bị chia cắt mạnh mẽ nhất tỉnh Bình Phước và vùng Đông Nam Bộ, phía bắc và đông bắc khu vực tiếp giáp với Tây Nguyên là vùng cao nguyên thấp với độ cao từ 300-400m, về phía nam và tây nam là vùng đồi thấp hơn độ cao dạo động từ 150-300m.
- MỤC TIÊU ĐẦU TƯ, QUY MÔ ĐẦU TƯ
1.Mục tiêu của dự án:
- Dự án Trồng, Khai Thác và Sản Xuất Các Sản Phẩm Tre Luồng Công Nghệ Cao được đầu tư trên diện tích đất trồng rừng thuộc địa bàn Xã Bình Minh, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước, Việt Nam.
- Với mục tiêu xây dựng vùng chuyên canh trồng rừng cây Tre luồng khổng lồ Thái Lan. Các giống tre được trồng chủ yếu là giống Gigan, Hitung, Guadua… được chuyển giao công nghệ, bản quyền từ Thái Lan.
- Đầu tư XD một nhà máy chế biến tre sản xuất các sản phẩm từ cây tre luồng công nghệ cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao theo quy trình khép kín CNC tiên tiến sản xuất tấm gỗ tre công nghiệp với doanh thu kỳ vọng đạt từ 3.000 – 3.500 tỷ đồng/năm khi dư án di vào hoạt động ổn định.
- Năng lực sản xuất/năm đối với sản phẩm gỗ tre công nghiệp:
+ Ván tre tấm ép thanh: 43.200 m3
+ gỗ tre ép khối: 57.600 m3
+ Ván sàn từ gỗ tre: 240.000 m2
+ Tre nguyên liệu đã qua sơ chế: 270.000 Tấn
+ Đồ nội thất từ gỗ tre: 12.000 bộ SP
+ Viên gỗ mùn cưa nén: 50.000 Tấn
- Khu nhà vườn nông nghiệp công nghệ cao cung cấp rau sạch và ươn giống khảo nghiệm cho Dự án; Vườn ươm cây giống có hệ thống tưới phum tự động, bảo đảm cung cấp giống Tre luồng hàng năm cho Dự án.
- xây dựng khu nhà ở cho cán bộ CNV, khu dịch vụ cung cấp nhu cầu đời sống, trạm y tế, nhà mẫu giáo.
2.Quy mô đầu tư
- Diện tích đầu tư
Dự án Trồng, Khai Thác và Sản Xuất Các Sản Phẩm Tre Luồng Công Nghệ Cao được đầu tư trên diện tích: 2.000ha tại Xã Bình Minh, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước, Việt Nam.
Bao gồm:
- Khu nhà máy, khu nhà ở công nhân diện tích : 10 ha
Bao gồn: Khu nhà máy sản xuất: 5ha – Khu nhà ở công nhân: 5ha - Khu trung tâm ươm giống: 9ha.
b.Quy mô xây dựng
STT |
Danh mục |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Diện tích XD |
DT sân, đg, cây xanh |
Tỷ lệ % XD |
|
Xây dựng |
Cây Xanh - SĐ-HN |
||||||
I |
Tổng diện tích của dự án |
Ha |
2.000 |
100,00% |
|||
1 |
Diện tích trồng rừng tre luồng |
Ha |
1.912 |
95,60% |
|||
2 |
Diện tích hồ chứa nước (3 hồ) |
Ha |
9 |
0,45% |
|||
3 |
Diện tích đường giao thông, đường băng cản lửa, đường lâm sinh = 3% DT đất |
Ha |
60 |
3,00% |
|||
4 |
Diện tích đất XD khu trung tâm nông trai và vườn ươm (3 phân khu) |
Ha |
9 |
0,45% |
|||
5 |
Diện tích đất XD (khu nhà máy + khu CN) |
Ha |
10 |
0,50% |
|||
STT |
Danh mục |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Diện tích XD |
DT sân, đg, cây xanh |
Tỷ lệ % XD |
|
Xây dựng |
Cây Xanh - SĐ-HN |
A |
Trung tâm Nông trại chia làm 3 PK. Phân khu 1 +2+3 (trồng, thu hoạch tre luồng) |
Ha |
|||||
A.1 |
Hạ tầng kỹ thuật chung (Diện tích đất dự tính) |
Ha |
1.990 |
86,90% |
|||
1 |
Mặt bằng diện tích trồng rừng tre luồng |
Ha |
1.912 |
83,49% |
3 |
Đường lâm sinh (bê tông) rộng mặt đường 5,5m =1,5% đất rừng kết hợp đường băng cản lửa =3% diện tích đất rừng |
Ha |
60 |
2,62% |
|||
4 |
Hồ chứa nước tưới tiêu, điều hòa và PCCC (3ha một hồ độ sâu 2,5m*3 hồ) lượng trữ nước 255.000m3 |
Ha |
9 |
0,39% |
|||
A2 |
Chi phí xây dựng các hạng mục khu Trung tâm điều hành và SX trồng rừng, Khu vườn ươm. |
Ha |
9 |
0,39% |
|||
a |
Xây dựng khu trung tâm (3 phân khu) |
m2 |
90.000 |
17.832 |
72.168 |
9,81% |
90,19% |
2 |
Cổng khu Trung tâm (phân khu) (Cổng sắt có mái bê tông trang trí ngói ) 36 m2* 3 cổng |
m² |
108 |
108 |
0,12% |
||
3 |
Tường bao 3 phân khu Trung tâm (giá tạm tinh bao gồm cả kè đá) |
md |
2.100 |
||||
4 |
Hồ nước PCCC, điều hòa và phục vụ sản xuất 3 phân khu ( kè đá và đường bao quanh tạo canh quan) |
m² |
9.000 |
9.000 |
10,00% |
||
5 |
Nhà văn phòng điều hành 150m2 * 2 tầng *3 khu |
m² |
900 |
450 |
0,50% |
||
7 |
Phòng nghiên cứu thí nghiệm, bảo tồn nghiên cứu gen giống và quản lý chất lượng cây trồng (2 tầng) 1 nhà tai khu trung tâm chính |
m² |
576 |
288 |
0,32% |
||
6 |
Nhà ăn, nhà bếp SHC: 300m2 * 3 khu |
m² |
900 |
900 |
1,00% |
7 |
Nhà bảo vệ (24m2/1 nhà * 3 nhà) |
m² |
72 |
72 |
0,08% |
||
8 |
Nhà kho dụng cụ và phân bón 3 phân khu (216m2/1 nhà * 3 nhà) |
m² |
648 |
648 |
0,72% |
9 |
Khu vệ sinh chung + thiết bị = 60m2*3 khu |
m² |
180 |
180 |
0,20% |
||
10 |
Nhà để trạm điện và máy phát điện dự phòng 12m2*3khu |
m² |
36 |
36 |
0,04% |
||
11 |
Sân đường bê tông= 5000m2 * 3 khu |
m² |
15.000 |
15.000 |
16,67% |
||
12 |
Nhà xe và để máy nông nghiệp 300m2*3khu |
m² |
900 |
900 |
1,00% |
||
13 |
Nhà để xe công nhân 250m2*3khu |
m2 |
750 |
750 |
0,83% |
||
15 |
Khu nhà vườn nông nghiệp công nghệ cao cung cấp rau sạch và ươn giống khảo nghiệm cho Dự án= 1500m2 *3 khu |
m² |
4.500 |
4.500 |
5,00% |
||
16 |
Vườn ươm cây giống có hệ thống tưới phum tự động, đường bê tông nhỏ phục vu chăm sóc* 3 khu |
m² |
45.000 |
45.000 |
50,00% |
||
14 |
Cây xanh giãn cách, bồn hoa cây cảnh |
m2 |
12.168 |
12.168 |
13,52% |
||
STT |
Danh mục |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Diện tích XD |
DT sân, đg, cây xanh |
Tỷ lệ % XD |
|
Xây dựng |
Cây Xanh - SĐ-HN |
||||||
B |
Khu trụ sở ( Nhà máy sản xuất chế biến các sản phẩm |
Ha |
5 |
tre luồng) |
|||||||
B.1 |
Hạ tầng kỹ thuật chung |
50.000 |
28.814 |
21.186 |
57,63% |
42,37% |
|
1 |
San lấp mặt bằng |
m2 |
50.000 |
||||
B2 |
XD các hạng mục |
||||||
1 |
Cổng (Cổng sắt có mái bê tông trang trí ngói ) |
m2 |
36 |
36 |
0,07% |
||
2 |
Tường bao |
m |
630 |
||||
3 |
Nhà văn phòng điều hành 250m2 * 3 tầng |
m² |
750 |
250 |
0,50% |
||
4 |
Nhà ăn ca 2 tầng + hội trường |
m² |
600 |
300 |
0,60% |
||
5 |
Xưởng chế biến sản xuất (3 xưởng) |
m² |
18.000 |
18.000 |
36,00% |
||
6 |
Kho chứa nguyên liệu và thành phẩm |
m² |
4500 |
4.500 |
9,00% |
||
7 |
Kho bãi chứa nguyên liệu có mái che |
m² |
5.000 |
5.000 |
10,00% |
||
8 |
Nhà vệ sinh+ thiết bị |
m² |
120 |
120 |
0,24% |
||
9 |
Nhà bảo vệ |
m² |
24 |
24 |
0,05% |
10 |
Nhà để xe |
m2 |
360 |
360 |
0,72% |
||
11 |
Nhà để trạm điện và máy phát điện dự phòng |
m2 |
24 |
24 |
0,05% |
||
12 |
Khu xử lý nước thải và chất thải rắn |
m2 |
200 |
200 |
0,40% |
||
13 |
sân đường nội bộ |
m2 |
5.000 |
5.000 |
10,00% |
||
14 |
Cây xanh |
m2 |
10.186 |
10.186 |
20,37% |
15 |
Hồ nước PCCC , điều hòa và phục vụ SH ( kè đá và đường bao quanh tạo canh quan) |
m2 |
6.000 |
6.000 |
12,00% |
||
STT |
Danh mục |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Diện tích XD |
DT sân, đg, cây xanh |
Tỷ lệ % XD |
|
Xây dựng |
Cây Xanh - SĐ-HN |
||||||
C |
Khu nhà ở công nhân |
Ha |
5 |
||||
B.1 |
Hạ tầng kỹ thuật chung |
m2 |
50.000 |
12.015 |
37.985 |
24,03% |
75,97% |
1 |
San lấp mặt bằng |
m2 |
50.000 |
||||
B2 |
Chi phí xây dựng các hạng mục |
m2 |
|||||
1 |
Cổng (Cổng sắt có mái bê tông trang trí ngói ) |
m2 |
36 |
36 |
0,07% |
||
2 |
Tường bao |
md |
1.100 |
||||
3 |
Nhà bảo vệ + nhà ban quản lý khu CN (2 tầng) |
m2 |
200 |
100 |
0,20% |
||
4 |
Nhà ở CB-CNV (10m*4m/1 phòng- 1 dãy 12 phòng có gác xép) 20 dãy |
m2 |
9.600 |
9.600 |
19,20% |
||
5 |
Nhà sinh hoạt cộng đồng |
m2 |
432 |
432 |
0,86% |
||
6 |
Trạm y tế |
m2 |
192 |
192 |
0,38% |
||
7 |
Nhà mẫu giáo (nhà trẻ) 2 tầng |
m2 |
650 |
325 |
0,65% |
||
8 |
khu nhà dịch vụ 2 tầng |
m2 |
576 |
288 |
0,58% |
||
9 |
Khu nhà ở chuyên gia 2 tầng |
m2 |
1.680 |
840 |
1,68% |
||
10 |
Hồ nước PCCC , điều hòa và phục vụ SH ( kè đá và đường bao quanh tạo canh quan) |
m2 |
6.000 |
6.000 |
12,00% |
11 |
Sân đường bê tông |
m2 |
10.000 |
10.000 |
20,00% |
||
12 |
Nhà để xe |
m2 |
120 |
120 |
0,24% |
||
13 |
Nhà để trạm điện và máy phát điện dự phòng |
m2 |
12 |
12 |
0,02% |
||
14 |
Cây xanh |
m² |
21.985 |
21.985 |
43,97% |
||
15 |
Khu xử lý nước thải và chất thải rắn |
m2 |
50 |
50 |
0,10% |
||
16 |
Khu lọc nước và cấp nước SH |
m2 |
20 |
20 |
0,04% |
- Vốn đầu tư dự kiến
- Chi phí xây dựng cơ bản: |
500.000.000.000 |
VNĐ |
- Chi phí xây dựng: |
25.000.000.000.000 |
VNĐ |
- Chi phí máy móc, thiết bị, phương tiện VT: |
12.000.000.000.000 |
VNĐ |
- Chi phí chuyển giao công nghề và đào tạo nhân lực: |
500.000.000.000 |
VNĐ |
- Chi phí 4 năm đầu trồng và chăm sóc cây tre: |
6.000.000.000.000 |
VNĐ |
- Chi phí dự phòng 10% CPCĐ |
4.000.000.000.000 |
VNĐ |
- Vốn lưu động cho 1 kỳ kinh doanh 12 tháng: |
12.000.000.000.000 |
VNĐ |
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN: |
60.000.000.000.000 |
VNĐ |
Tổng vốn đầu tư làm tròn:60.000.000.000.000VNĐ (Bằng chữ: Sáu mươi nghìn tỷ đồng)
CHƯƠNG IV
LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ
I.Lựa chon công nghê.
Ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật mới là xu thế tất yếu để nâng cao sức cạnh tranh cho sản xuất và chế biến lâm sản Việt Nam, từ khâu trồng trọt đến chế biến, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm được xem là nền tảng phát triển bền vững cho doanh nghiệp. CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HIỆP ĐẠI PHÁT đã tiến hành tham khảo kỹ lưỡng các công nghệ sản xuất và Quyết định lựa chon các công nghệ theo hướng đầu tư công nghệ cao, đồng bộ khép kín từ sản xuất đến chế biến
II.Lựa chọn giống cây trồng.
- Đặc điểm hình thái Cây tre
Tre thuộc họ cỏ (Poaceae), trong lớp thực vật một lá mầm. Nhưng đặc điểm hình thái của thân tre không giống các loài cỏ, cũng không giống các thân cây gỗ. Thân tre có láng rỗng và đốt đặc; không mềm quá và cũng không cứng quá. Dưới gốc cây là thân ngầm; trên mặt đất là thân khí sinh mang bẹ mo, cành và lá. Rất ít khi gặp tre ra hoa, kết quả.
Thân ngầm của tre có 3 dạng: dạng đơn trục (thân ngầm dạng roi), dạng hợp trục (thân ngầm dạng củ) và dạng trục phức (thân ngầm vừa dạng cũ, vừa dạng roi).
Do cấu trúc của thân ngầm nên cách mọc của tre có 4 dạng: dạng thân ngầm hợp trục, thân tre mọc cụm; dạng thân ngầm đơn trục, thân tre mọc tản; dạng thân ngầm trục phức trân vừa mọc cụm, vừa mọc tản và dạng trục hợp, nhưng thân tre lại mọc tản do cổ thân ngầm kéo dài ra.
- Dạng thân ngầm hợp trục, thân tre mọc cụm: thể hiện ở các loài tre gai, hóp, tầm vông, nứa, tre vàng sọc, luồng diễn, mạnh tông, tre mai…
- Dạng thân ngầm đơn trục, thân tre mọc tản: thể hiện ở các loài trúc, vầu đắng, vầu ngọt,
tre róc (tre giàng), lành hanh…
- Dạng thân ngầm trục phức, thân tre vừa mọc cụm, vừa mọc tản: thể hiện ở các loài sặt, sặt gai, le cỏ…
- Dạng trục hợp, nhưng thân tre lại mọc tản do cổ thân ngầm kéo dài ra: thể hiện rỏ rệt nhất ở chi Nứa mọc tản.
Cấu tạo và đặc điểm cấu tạo thân cây tre.
Cây tre gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam ,nhưng chúng ta lại không hiểu rõ về đặc điểm và cấu tạo ra sao.Qua bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng hiểu rõ hơn về cây tre nhé!
Thân tre thường chỉ bộ phận hóa gỗ trên mặt đất, chủ yếu có lóng, vách thân, mắt và đốt. Trên thân tre có có hai vòng liên nhau nổi lên gọi là mắt tre, phần rỗng giữa hai mắt tre là lóng thân; phần thành lóng gọi là vách thân do 4 phần: tinh tre, cật tre, thịt tre và màng tre cấu tạo thành.
Tinh tre màu xanh nằm ở tầng ngoài, mô chặt, bề mặt nhẵn, có một lớp sáp. Trong tế bào tầng ngoài có chất diệp lục, đến khi giá hoặc chặt đi mới thành màu vàng. Tế bào tầng ngoài chủ yếu là tế bào dài, tế báo chất bần, tế bào chất silic tạo thành.
Cật tre ở phía trong tinh tre; co smoo thưa, chất yếu, màu vàng, do tế bào đá tạo thành hình trụ vuông, hình dạng kích thước rất khác nhau, sắp xếp đều.
Thịt tre năm trong cật tre, chủ yếu do bó sợi và mô cơ bản tạo thành.
Màng tre ở tầng trong cùng, là một màng mỏng dính liền thịt tre do các tế bào vách mỏng
(nhu mô) khô đi tạo thành, chúng màu vàng.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ và độ ẩm cao thuận lợi cho tre nứa phát triển. Tre là tài nguyên rừng quan trọng của Việt Nam. Theo điều tra rừng năm 1993, rừng tre nứa chiếm 11,4% tổng diện tích rừng với 5,551 tỷ thân. Tre tồn tại ở rừng thuần loại hoặc rừng hỗn giao gỗ tre nứa, chủ yếu xuất hiện ở rừng mưa nhiệt đới thường xanh hoặc rừng rụng lá trên khắp Việt Nam từ ven biển đến đồng bằng, vùng thấp đến vùng núi cao khoảng 3000 m so với mực nước biển. Trong trường hợp cực đoan, một số loài như: Bambusa stenostachya cũng có thể chịu được điều kiện ngập nước (ví dụ lũ lụt) lên đến một tháng.
III.Giới thiệu giống cây Tre khổng lồ (Thái Lan)
Không chỉ gây tò mò với người dân Thái Lan mà cây tre măng khổng lồ còn thu hút một lượng lớn khách du lịch nước ngoài ghé thăm.
Cây tre khổng lồ của Thánh Gióng sẽ không còn chỉ có trong truyền thuyết nữa bởi giờ đây, người ta đã phát hiện ra một khóm cây họ tre khổng lồ ở Thái Lan. Với kích thước lớn vượt trội, nó được xem là cây tre lớn nhất Thái Lan cũng như trên thế giới hiện nay. Nó có đường kính thân vào khoảng 35cm nhưng khi cả khóm chụm lại vào nhau thì vòng tay 10 người ôm cũng không xuể.
Qua khảo sát và tham khảo kỹ lưỡng Công ty Quyết định lựa chon giống Tre khổng lồ Thái Lan. Giống Tre khổng lồ có lá to, lóng và thân dài, ít gai. Thân tre và măng mọc thẳng, tách rời nhau, thuận lợi hơn cho người dân khi chăm sóc, khai thác. Các giống tre được trồng chủ yếu là giống Gigan, Hitung, Guadua… nhập và nhận chuyển giao công nghệ trồng và ươm giống từ Thái Lan.
Qua nghiên cứu tre khổng lồ hoàn toàn phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng ở khu
vực dự án. Giống tre rất có triển vọng, có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
1.Quy trình hình thành của ván tre ghép tấm:
Ván tre ghép tấm là loại ván panel gỗ được làm từ cây tre truyền thống ở Việt Nam hiện nay đang được sử dụng rộng rãi cho ngành nội thất trên toàn thế giới. Tre có khả năng tái tạo rất nhanh và là một lựa chọn thay thế cho gỗ tự nhiên trong tương lai. Khi nhìn thấy những mặt bàn tre ép, sàn tre, thớt tre hoặc các khay tre bạn có thể có câu hỏi rằng làm sao những cây tre thân tròn và rỗng lại có thể trở thành những tấm gỗ rắn chắc như vậy.
Các loại ván tre ghép tấm (hay panel tre ép) được chia làm hai nhóm chính là: Tre ghép
nhiều lớp và tre ghép tổng hợp (hoặc kết hợp cả hai).
Qui trình sản xuất ván gỗ tre ép khối bao gồm tất cả các bước để tạo ra một vật liệu tre ép cứng hơn, mạnh mẽ hơn và bền hơn bản thân nó lúc đầu. Dưới đây là cách mà ván gỗ tre ép khối được sản xuất từ những ống tre rỗng, để đạt được chất lượng cao nhất.
Quy trình sản xuất gỗ tre tấm ép tấm
1.Thu hoạch tre chất lượng tốt nhất ván tre ghép
Cây tre luồng này được biết đến là loài tre cứng nhất trên thế giới. Chúng có độ cao trung bình lên đến 20 mét và đường kính 10 cm, loại tre khổng lồ Thái Lan đường kính lên đến 35 cm. Thân tre đạt chiều cao tối đa chỉ trong vài tháng và phát triển độ dày theo thời gian.
Sản phẩm gỗ tre ép tấm
|
|
Cây tre đạt độ tuổi 4 năm sẽ đạt được các tính chất vật lý rắn chắc lý tưởng để khai thác bán cho thương lái hoặc xuất khẩu. Các gốc tre sau khi thu hoạch sẽ tự động sinh ra các chồi non và phát triển thành các cây tre mới. Do đó, tre là một nguồn tài nguyên rất bền vững mà không cần phải trồng lại sau khi thu hoạch. Điều này tất nhiên là trái ngược với gỗ tự nhiên nhiệt đới thường đòi hỏi từ 50 năm đến 100 năm để đạt được sự trưởng thành tối ưu này.
2.Lựa chọn ống tre để có được nan tre chất lượng ván tre ghép
Các thân tre có đường kính trung bình 9 cm được chọn để sản xuất thành nan tre. Chúng được cắt thành các ống có độ dài 250 cm.
3.Xẻ ống tre thành nan thô ván tre ghép
Những ống tre được đặt trong một hệ thống máy cắt riêng biệt biến chúng thành những nan tre thô. Các ống tre được đẩy qua một máy cắt với các dao xếp hình ngôi giúp tác ống tre thành nhiều thanh nan tre nhỏ đồng đều.ván tre ghép
4.Bào nhẵn nan tre ván tre ghép
Các nan tre ban đầu vẫn còn rất thô về hình dạng và cấu trúc. Để loại bỏ lớp bên ngoàimàu xanh lá cây và các mắt bên trong của nó, các nan tre được bào theo kích thước 22 x 6 mm.
5.Luộc nan tre và tẩy màu ván tre ghép
Để bảo vệ tre khỏi côn trùng tấn công trong tương lai hoặc nấm, các thanh được đun sôi trong hydrogen peroxide trong khoảng thời gian là 7 tiếng đồng hồ. Phương pháp này có lợi thế nhất là nó tẩy trắng nan tre tạo sự đồng nhất về màu sắc. Để các tấm tre ghép thành tấm hay khối đều chỉ có một màu tre tự nhiên duy nhất.
6.Cabon hóa nan tre
Các dải tre được cacbon hóa trong một bể áp suất cao trong vài giờ. Sự kết hợp của nhiệt và áp suất giải phóng tinh bột tự nhiên trong các dải tre tạo màu cho tre. Ở bước này nhà sản xuất có thể lựa chọn thời gian thực hiện để tạo màu đậm nhạt cho tre. Thông thường trên thị trường bán sỉ và lẻ các loại tre ghép tấm gồm có 2 màu là vàng tự nhiên và màu nâu đậm/ caramel sau khi được cabon hóa.ván tre ghép
7.Sấy khô và chà nhám
Sau khi xử lý sôi / cacbon hóa, các dải tre được sấy khô trong lò trong khoảng 5 ngày cho đến khi chúng đạt đến độ ẩm khoảng 8-10%. Khi khô, các dải tre được đánh bóng đến kích thước 20 x 5 mm cuối cùng của chúng.
8.Kiểm soát chất lượng nan tre ván tre ghép
Sau khi các nan tre đã được xử lý, sấy khô và đánh bóng, chúng được kiểm tra một lần cuối cùng về màu sắc và chất lượng trước khi được chế biến thành các tấm panel tre ép.ván tre ghép
9.Xếp nan và dán keo các thanh nan ván tre ghép
Như đã đề cập trước đó, các nan tre có thể được dán lại với nhau theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Ván ép tre ép thường có độ dày nhỏ nhất là 5 mm. Để làm cho tấm dày hơn các lớp khác nhau được dán lại với nhau (thông thường 2 lớp nghiêng và 1 lớp ép ngang).
10.Cho vào máy ép thành thành tấm, khối ván tre ghép
Các ngang tre được xếp vào máy ép sau khi dán keo. Muốn được bề dày tấm panel tre ép dày bao nhiêu thì chỉ cần đưa vào máy ép đủ số chiều dày của các tấm ghép đơn lẻ
11.Cắt theo kích thước ván tre ghép
Một cưa băng được sử dụng để chuyển đổi ván ép 20 mm thành tấm mỏng hơn. Bằng cách này, các tấm ghép riêng lẻ có thể được sử dụng để xây dựng nên các tấm tre 3-5-7 hoặc 9 lớp.
12.Chà nhám
Chà nhám là bước cuối cùng trong quá trình sản xuất để hoàn thiện bề mặt phẳng hoàn
hảo.
13.Kiểm soát chất lượng
Tất cả các tấm tre được kiểm tra vào lần cuối cùng để hạn chế các sai sót sản xuất trong quá trình đóng gói. Đây là bước cuối cùng trước khi bán tấm panel tre ép ra ngoài thị trường.ván tre ghép
- Thành phẩm
Hình ảnh một số thiết bị dây chuyên SX ván tre ép MÁY TÁCH NAN TRE
MÁY ÉP PHẲNG
MÁY BÀO 4 CẠNH HOÀN THIỆN WOODMASTER WM-P4B2
MÁY LĂN KEO WOODMASTER WM-1300G2
MÁY ÉP NHIỆT THỦY LỰC 400T HOLZTEK HT-48/40(3)Z3RC
CHƯƠNG V
TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN
- TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN
Chủ đầu tư trực tiếp tiếp nhận nguồn vốn vay và nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, thành lập ban quản lý dự án theo mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, dự án sẽ được đơn giản hóa các thủ tục trong triển khai đầu tư tránh lãng phí và đem lại hiệu quả cao trong quá trình đầu tư và giám sát chất lượng đầu tư.
Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm điều hành các công việc đầu tư, chuẩn bị trước đầu tư và bàn giao cho Công ty về cơ sở vật chất, thiết bị sản xuất để vận hành khai thác. Tổ chức thi công, mua sắm trang thiết bị, máy móc được áp dụng theo quy chế lựa chọn nhà thầu trong xây dựng, trong mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện theo quy định của Luật đầu tư, luật xây dựng.
- TIẾP NHẬN VÀ VẬN HÀNH DỰ ÁN
1.Công tác chuẩn bị tiếp nhận và vận hành sản xuất.
Tuyển dụng lao động và thuê các chuyên gia chuyên ngành tham gia trong quá trình sản xuất trước khi dự án đưa vào hoạt động. Đào tạo nguồn nhân lực là lực lượng quản lý, công nhân lành nghề. Phối hợp cùng các chuyên gia của nhà cung cấp thiết bị và công nghệ sản xuất được hướng dẫn trong quá trình chuyển giao. Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn liên quan đến hoạt động sản xuất gồm đầu vào nguyên liệu và đầu ra của sản phẩm.
2.Lựa chọn đội ngũ quản lý
Đội ngũ quản lý là những người có chuyên ngành có kinh nghiệm trong điều hành tổ chức tốt đối với việc trồng rừng và sản xuất các sản phẩm từ tre luồng công nghiệp. Làm việc theo quy chế do Công ty ban hành.
3.Bộ phận bán hàng.
Được thành lập là phòng kinh doanh của Công ty với chức năng, nhiệm vụ trong quá trình đầu tư: chịu trách nhiệm nghiên cứu, đánh giá thị trường; lựa chọn các loại sản phẩm cho mục tiêu sản xuất, xây dựng chiến lược và thương hiệu các sản phẩm sản xuát từ tre
luồng công nghiệp theo tiêu chuẩn quy định; đánh giá thực trạng thị trường tiêu thụ, ý kiến phản hồi của khách hàng.
Lương của phòng kinh doanh giai đoạn này được thưởng theo tỷ lệ % của chi phí bán hàng tính trên tổng doanh thu, tùy theo số lượng cụ thể, sản lượng và thị trường để thiết lập số nhân viên phòng kinh doanh cho phù hợp.
- QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT CHUNG.
Sau khi dự án đi vào hoạt động, bộ máy của Công ty sẽ được hình thành các bộ phận sau:
Mô hình quản lý bao gồm:
Ban giám đốc Công ty
Phòng tổ chức, hành chính, Y tế , Bảo vệ.
Phòng kinh doanh
Phòng Tài chính, kế toán
Phòng quản lý kỹ thuật, kiểm định chất lượng Phòng vật tư, quản lý kho
Chuyên gia kỹ thuật (thuê nước ngoài)
Trung tâm trồng rừng và vườn ươm cây giống Phân xưởng sản xuất gỗ tre ép tấm
Phân xưởng sản xuất ván sàn từ gỗ tre ép thanh Phân xưởng sản xuất sản phẩm nội thất từ gỗ tre . Phân xưởng sơ chế tre nguyên liệu và SX viên nén
CHƯƠNG VI:
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
1.Công tác an toàn lao động:
- Trong giai đoạn xây dựng các hạng mục công trình: Đảm bảo làm tốt công tác vệ sinh công nghiệp, thông qua các biện pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố nguy hiểm, nâng cao năng suất lao động. Thiết lập bộ phận làm công tác an toàn lao động để theo dõi và chỉ đạo mọi hoạt động của dự án, trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng hộ cá nhân (quần, áo bảo hộ, găng tay, kính bảo vệ mắt, sử dụng các biện pháp chống bụi trên công trường.
- Trong giai đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ Trước khi vận hành máy móc thiết bị phải kiểm tra hệ thống an toàn. Phải có lịch kiểm tra,
vệ sinh các thiết bị, máy móc theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
+ Người vận hành thiết bị phải là người đã được đào tạo hoặc được hướng dẫn và có hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của mình, phải tuân thủ đúng nội quy, quy trình kỹ thuật bắt buộc.
+ Thợ sửa chữa, bảo trì các thiết bị phải là công nhân kỹ thuật đã được đào tạo nghề theo
đúng công việc được giao hoặc người của nhà sản xuất cử về.
2.An toàn điện:
Chỉ những công nhân được đào tạo về điện công nghiệp mới được phân công quản lý và vận hành hệ thống điện.
Các tủ điện phân phối phải được lắp đặt ở các vị trí khô, chống bụi, dễ ra vào xử lý khi gặp sự cố.
Các thiết bị điện trước khi đấu vào mạng phải được kiểm tra bảo đảm đầy đủ các thông số kỹ thuật.
Các thiết bị bảo vệ phải được lắp đặt đầy đủ và có chất lượng tốt.
Tất cả các điểm nối, đầu nối phải được thực hiện đúng kỹ thuật có bao che tốt và có biển báo
nguy hiểm.
Hệ thống các đường dây tải điện của dự án sẽ sử dụng ống nhựa bọc PVC để phòng tai nạn xảy ra khi làm việc.
3.Công tác phòng cháy, chữa cháy:
- Ngoài việc thiết kế các hạng mục công trình đúng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm về phòng cháy chữa cháy hiện hành. Thực hiện các công tác phòng cháy, chữa cháy sau:
- Xây dựng đường băng cản lửa kết hợp đường lâm sinh ngăn đám cháy và thuận lợi cho
công tác chữa cháy.
- Bố trí các chòi canh lửa hợp lý, bảo đảm phân công trực cháy 100% trong các thời gian cao điểm.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân, đầy đủ thiết bị chữa cháy như bình bọt
CO2, hộp cứu hoả chữa cháy tại các khu vực.
- Tập huấn kiến thức và kỹ năng phòng chống cháy nổ cho công nhân vận hành trực tiếp và cán bộ quản lý.
- Thường xuyên kiểm tra công tác an toàn phòng chống cháy nổ.
- Đặt các tiêu lệnh ở những nơi thuận lợi.
- Tổ chức cho các nhân viên, công nhân, những người có trách nhiệm học tập các biện pháp phòng chống cháy nổ.
- Biện pháp quản lý giáo dục: Có chế độ thưởng phạt về kinh tế, nhằm khuyến khích thực hiện tốt quy chế phòng chống cháy nổ, có chế độ giám sát thường xuyên. Các cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn được học tập và phát huy tốt nội quy lao động, pháp lệnh phòng chống cháy nổ của Công ty và của Nhà nước đã ban hành.
KẾT LUẬN VỀ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Với việc bố trí hệ thống PCCC như trên, công ty sẽ cùng phối hợp với các cơ quan quản lý, giám sát PCCC và đơn vị tư vấn thiết kế hệ thống PCCC để thực hiện việc phân bố, lắp đặt hệ thống cảnh báo, thiết bị, trang bị PCCC đảm bảo khi dự án đi vào khai thác được an toàn ở mức cao nhất với các chi phí phù hợp, đảm bảo cho người và tài sản khi tham gia các hoạt động Công ty.
Thiết bị PCCC (Ảnh minh họa)
CHƯƠNG VII:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I.Sự cần thiết phải đánh giá tác động môi trường.
Chiến lược hành động Quốc gia về Bảo vệ Môi trường và phát triển bền vững đều đã nhấn mạnh rằng bảo vệ môi trường là một vấn đề hết sức cấp bách và quan trọng. Một trong những công cụ then chốt nhằm bảo vệ môi trường là đánh giá tác động môi trường viết tắt (ĐTM), từ khâu thành lập quy hoạch chi tiết ban đầu, triển khai thực thi dự án đến vận hành sử dụng.
- Nghiên cứu phân tích ĐTM của dự án, dự báo những tác động có lợi, có hại, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài của dự án quy hoạch đối với:
+ Môi trường vật lý (không khí, nước, chất thải rắn, tiếng ồn).
+ Tài nguyên thiên nhiên (nước, nguồn nước, tài nguyên đất, tài nguyên thực vật).
+ Môi trường Kinh tế - Xã hội, môi trường làm việc, sức khỏe cộng đồng, công trình văn hóa, các hoạt động kinh tế, sinh hoạt của dân cư…
- Nghiên cứu xây dựng, đề xuất các biện pháp tổng hợp, trước hết là các biện pháp quy hoạch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, vừa hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi và tìm ra các phương án tối ưu, vừa tạo tiền đề phát huy cao nhất các lợi ích của dự án.
- Xây dựng các chương trình kiểm soát và monitoring môi trường trong giai đoạn thực thi
dự án, cũng như trong giai đoạn vận hành sử dụng dự án.
II.Tác đông môi trường trong quá trình xây dựng và biện pháp sử lý:
- Tác động chung:
Trong quá trình thi công, nhà thầu phải thực hiện đúng các quy định kỹ thuật được nêu trong điều kiện hợp đồng, tất cả những hạng mục thi công đều phải tuân thủ theo đúng quy trình quy phạm theo TCVN.
2.Chất lượng không khí, tiếng ồn:
Để hạn chế tối thiểu yêu cầu nhà thầu thi công theo phương pháp khoanh vùng dứt điểm từng khu vực, từng hạng mục, ưu tiên thi công theo phương án tăng ca thêm giờ để rút ngắn thời gian thi công, không sử dụng những thiết bị máy thi công chưa qua kiểm định hoặc không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng.
Giảm lượng bụi, khí và tiếng ồn trong khi san ủi mặt bằng: Việc giảm lượng bụi và khí thải trong quá trình thi công san ủi mặt bằng khu quy hoạch thực hiện bằng giải pháp sau:
- Sử dụng xe máy thi công có lượng thải khí, bụi và độ ồn thấp hơn giới hạn cho phép.
- Có biện pháp che chắn giữa khu vực san ủi và xung quanh bằng rào che chắn hoặc trồng các dải cây xanh để hạn chế sự lan toả của bụi, tiếng ồn và khí thải.
- Làm ẩm bề mặt lớp đất san ủi bằng cách phun nước giảm lượng bụi bị cuốn theo gió.
3.Môi trường nước
- Nước thải:
Các nhà thầu khi tham gia thi công xây dựng trên dự án bắt bộc phải có lán trại, nhà thi công để công nhân và nhân công sinh hoạt tập trung, xây dựng các bể phốt, hệ thống thoát nước bẩn và nước mưa riêng biệt trong giai đoạn thi công, xây dựng các khu vệ sinh đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn cho cán bộ công nhân viên và những người tham gia quá trình thi công hạ tầng dự án sẽ làm giảm các chất ô nhiễm nói trên trong nước thải sinh hoạt.
- Nước mưa
- Đối với nước bùn nhão sinh ra do mưa trong quá trình xây dựng cần phải thu gom bằng hệ thống thoát nước tạm thời ra các bể lắng cặn.
- Các biện pháp giảm ô nhiễm tới nguồn nước có thể thực hiện như sau:
- Hệ thống thoát nước mặt khu vực đảm bảo không ảnh hưởng tới chế độ chảy trong khu
vực xung quanh.
- Nước mưa ở khu vực san ủi trong 15 phút đầu của trận mưa cần được thu lại để xử lý tách dầu bùn và đất trước khi thải ra ngoài.
4.Môi trường đất
Thực tế việc xây dựng Đường lâm sinh- Xưởng chế biên và sơ chế sản phẩm, khu văn phòng điều hành của Dự án trồng rừng, trồng cây dược liệu và quản lý bảo vệ rừng có tiến hành san gạt tuy nhiên không làm ảnh hưởng trực tiếp đến đất xung quanh.
Đảm bảo nước mưa ở trong khu quy hoạch, nước thải và các nhiên vật liệu dư thừa trong vận hành sản xuất đều được thu gom triệt để về nơi tập kết chung của khu và được chứa trong những bể chứa đảm bảo không bị thẩm thấu hoặc chảy ra môi trường xung quanh.
III.Tác đông môi trường trong quá trình vận hành du án và biện pháp sử lý:
- Biện pháp hạn chế giảm thiểu trong quá trình vận hành và khai thác dự án:
Dự án sử dụng các nguyên liệu của các ngành nông – lâm nghiệp, chế biến và sơ chế, sử dụng các trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc xử lý nguyên liệu, sản xuất một cách
đồng bộ, khép kín với hiệu suất sử dụng nguyên, nhiên vật liệu cao nhất nhằm giảm thiểu các yếu tố tác động xấu đến môi trường.
1.Môi trường không khí
Môi trường không khí trong khu vực sản xuất bị ảnh hưởng chủ yếu từ các dây chuyền chế biến tre. Với phương án thiết kế hệ thống cây xanh xung quanh và xen kẽ, nhằm giảm tiếng ồn, ô nhiễm không khí nhằm đảm bảo một môi trường tốt nhất cho dự án cũng như đáp ứng các yêu cầu về không gian, cảnh quan, môi trường khu vực. Về khói bụi của hệ thống nồi hơi áp suất, lò xấy phục vu SX, cũng được thiết kế và lắp đặt đồng bộ theo tiêu chuẩn quy định, quy phạm của Việt Nam không gây xấu đối với môi trường.
2.Nước thải
Về nước thải sản xuất: đây là dự án có liên quan đến hoạt động sản xuất chế biến tre lượng nước để phục vụ cho các dây chuyền SX là rất nhỏ, Dự án sử dụng hệ thống sử lý nước thải tuần hoàn, nước thải đi qua song chắn rác, để loại bỏ một số rác thải như nilon, lá cây.. để tránh tắc nghẽn hệ thống, sau đó nước thải được đưa qua bể điều hòa, tại đây nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ. Sau đó đưa qua bể lắng lắng ở bể lắng riêng để loại bỏ cặn sơn, cặn lắng là chất thải rắn nguy hại, sẽ được đem đi xử lý định kỳ. Lượng nước phát sinh còn lại sẽ được xử lý thông qua hệ thống xử lý nước thải của dự án nhằm đảm bảo tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra hệ thống nước thải chung.
Lượng nước thải sản xuất và sinh hoạt được thu gom xử lý bằng bể lắng lọc tuần hoàn, bể phốt đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường đất, nước khu vực trong và quanh dự án. Nước thải sau khi xử lý đảm bảo đúng quy định nồng độ giới hạn cho phép được thải ra hồ điều hòa sau đó mới thoát ra cống thoát chung của toàn khu vực.
b.Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh do sản xuất về phế phụ phẩm, mùn cưa sau sản xuất và chế biến tre sẽ được thu hồi để tiếp tục chế biến thành bột gỗ. Các chất thải nguy hại xẽ được sử lý riêng theo đúng quy định hiện hành.
Các chất thải sinh hoat biện pháp xử lý là thu gom ngay từ đầu mối, rác được chuyển xuống vị trí tập kết phân loại tại khu sử lý rác, công ty xẽ ký hợp đồng sử lý với đơn vị sử lý môi trường tại khu vực để vận chuyển và sở lý.
c.Tác động đến hệ sinh thái và cảnh quan chung của khu vực
Với thời gian hoạt động lâu dài. Nằm tại một vị trí với nhiều ưu điểm về vị trí địa điểm,
không gian và cảnh quan, khí hậu và thổ nhưỡng hoàn toàn phù hợp với việc đầu tư. Với mô hình đầu tư với tỷ lệ cây xanh cảnh quan trên 50%, vấn đề quan trọng nhất là cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy hoạch đã được phê duyệt đảm bảo không gian cảnh quan, kiến trúc, cây xanh, hồ nước liên tục được duy tu bảo dưỡng làm nền tảng thanh lọc không khí và cải thiện môi trường trong và quanh khu vực.
d.Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội
Dự án đi vào hoạt động sẽ tạo thêm việc làm cho người lao động tại địa phương, làm tăng độ che phủ của rừng, chống biến đổi khí hậu, Không gây sự xáo trộn xã hội do không phải di dời dân cư cũng như không ảnh hưởng đến vùng đất canh tác trồng trọt cây lương thực, hoa mầu của dân cư khu vực.
- Dự án tạo ra hàng loạt các sản phẩm dịch vụ cùng các giá trị gia tăng có chất lượng cao giá trị lớn, bền vững đáp ứng nhu cầu thực có của xã hội hiện tại cũng như xu hướng phát triển của tương lai.
III.Phương án phòng chống sự cố vệ sinh và an toàn lao động.
Vấn đề vệ sinh an toàn lao động: ngoài các phương án khống chế như trên nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các tác nhân ô nhiễm đối với sức khỏe của công nhân tại khu vực thực hiện dự án còn có các phương pháp sau:
- Kiểm tra và giám sát sức khỏe định kỳ.
- Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và điều kiện lao động đạt tiêu chuẩn do Bộ Y Tế ban
hành để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
- Đào tạo và cung cấp thông tin về an toàn lao động.
- Trong quá trình thực hiện, dự án sẽ tuân thủ theo đúng qui định của nhà nước về vấn đề môi trường, theo dõi giám sát các thông số về môi trường để có phương án xử lý kịp thời.
|
CHƯƠNG VIII
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Dự án “Trồng, Khai Thác và Sản Xuất Các Sản Phẩm Tre Luồng Công Nghệ Cao” của CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HIỆP ĐẠI PHÁT có tính khả thi cao khi dự án được đầu tư sẽ đem lại lợi ích kinh tế to lớn trong bối cảnh địa phương đang phát triển mạnh về kinh tế rừng. Góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đẩy nhanh
tốc độ phát triển kinh tế theo cơ cấu: nông – lâm nghiêp . , thương mại, dịch vụ và công nghiệp, xây dựng tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện có hiệu quả “Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 –
2030”.
Dự án được thực hiện cũng góp phần cải thiện đáng kể hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông. Khi đi vào khai thác Dự án cũng đem lại sự phát triển ổn định, vững chắc cho doanh nghiệp với lợi nhuận cao, đồng thời dự án sẽ đóng góp cho ngân sách địa phương với số lượng đáng kể từ các nguồn thu liên quan đến hoạt động của dự án.
2.Kiến nghị:
Căn cứ vào các chính sách ưu đãi hiện hành theo quy định của pháp luật.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HIỆP ĐẠI PHÁT có dự án đầu tư
vào lĩnh vực “Trồng, Khai Thác và Sản Xuất Các Sản Phẩm Tre Luồng Công Nghệ Cao”, phủ xanh đất chống đồi núi trọc. Sử dụng thường xuyên trên 900 lao động, tạo việc làm và thu nhập cho người dân ổn định cuộc sống. Căn cứ vào các chính sách ưu đãi của nhà nước, Dự án xin được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở dự án được lập, CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HIỆP ĐẠI PHÁT Kính đề nghị các cấp các ngành liên quan và các tổ chức tài chính xem xét và quan tâm giúp đỡ để Dự án sớm triển khai xây dựng và đi vào hoạt động, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, ổn định an ninh xã hội
Xin trân trọng cảm ơn!
CHƯƠNG IX
DỰ ÁN ĐẦU TƯ BỆNH VIỆN 0 ĐỒNG, ĐÔNG, TÂY Y KẾT HỢP VÀ KHU TRỒNG , SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
1.Căn cứ pháp lý:
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm2014
- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;
- Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 09 năm 2011 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật khám bệnh chữa bệnh.
- Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;
- Thông tư số 91/2006/TT-BYT ngày 02/10/2006 của Bộ tài chính hướng dẫn Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;
- Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế và túi y tế thôn bản.
- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/08/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể t
hao và mội trường
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 365: 2007 - Hướng dẫn thiết kế Bệnh viện Đa khoa
2.Sự cần thiết phải đầu tư:
+ Nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong khu vực vùng cao, khu di tích lịch sử để đền ơn đáp nghĩa những anh hùng hi sinh vì dân tộc giải phóng đất nước:
* Thực hiện các hoạt động y tế khám chữa bệnh trên địa bàn Xã Bình Minh, Huyện Bù Đăng và các xã, huyện lân cận để đáp ứng nhu cầu khám và điều trị cho người dân tại địa phương.
*Đặc biệt trong lĩnh vực y học cổ truyền, dùng thuốc đông y chữa bệnh, chữa bệnh không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt, ngâm thuốc, tắm khoáng, thiền dưỡng sinh, chữa bệnh bằng năng lượng cảm xạ, kết hợp đông tây y trong chẩn đoán và điều trị đang mở ra nhiều khả năng mới cho công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
Từ những căn cứ trên đây, Công ty Hiệp Đại Phát quyết định lập dự án đầu tư xây dựng BỆNH VIỆN 0 ĐỒNG, ĐÔNG, TÂY Y KẾT HỢP VÀ KHU TRỒNG , SẢN
XUẤT DƯỢC LIỆU CÔNG NGHỆ CAO với định hướng phục vụ cho người dân trên địa bàn huyện Bù Đăng và các huyện lân cận.
4 . Tên Dự án, địa điểm xây dựng.
- Tên dự án: BỆNH VIỆN 0 ĐỒNG, ĐÔNG, TÂY Y KẾT HỢP VÀ KHU TRỒNG , SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU CÔNG NGHỆ CAO
- Địa điểm thực hiện dự án: xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
- Diện tích đất sử dụng dự kiến: 500ha trong tổng số 2000ha.
Mṇc tiêu của dự án: Xây dựng bệnh viện đa khoa y học hiện đại và y học cổ truyền, điều dưỡng sau điều trị đạt tiêu chuẩn quốc tế, kết hợp Đông-Tây y trong khám, chẩn đoán và điều trị, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn và nhân dân các vùng lân cận. Trong đó chú trọng đầu tư thiết bị công nghệ cao, thầy thuốc giỏi, nhân viên phục vụ tận tình để khám, và điều trị có hiệu quả cho người bệnh. Đặc biệt chẩn đoán sớm và điều trị thành công các bệnh hiểm nghèo. Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, đạt chất lượng cao cho nhân dân, tất cả các đối tượng trong xã hội.
Quy mô của dự án: Bệnh viện đa khoa quy mô 300 giường điều trị theo y học hiện đại và y học cổ truyền và 700 giường điều dưỡng sau điều trị, đặc biệt chú trọng đầu tư cho các khoa phục hồi chức năng Người cao tuổi, người có công, mẹ Việt Nam anh hùng, các vị lão thành cách mạng, thương bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam Dioxin, người khuyết tật, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài sang sinh sống, làm việc, du lịch kết hợp chữa bệnh tại Việt Nam (bao gồm điều dưỡng sau điều trị, kết hợp chữa bệnh mãn tính bằng y học cổ truyền trung, dài hạn và chữa bệnh theo yêu cầu)
Bệnh viện gồm các khoa phòng như sau:
I/ Khối y học hiện đại
STT |
Tên khoa |
STT |
Tên khoa |
1 |
Khoa cấp cứu hồi sức |
11 |
Khoa Ngoại tổng hợp |
2 |
Khoa khám bệnh tổng hợp |
12 |
Khoa Sản |
3 |
Khoa chẩn đoán hình ảnh |
13 |
Khoa nhi |
4 |
Khoa XN sinh - hóa, huyết học, miễn dịch, vi sinh vật học, ký sinh trùng, tế bào học (sinh thiết, tử thiết) |
14 |
Khoa phục hồi chức năng |
5 |
Khoa thăm dò chức năng, nội soi, siêu âm và điều trị, điện sinh ký (điện tim, điện não, điện cơ |
15 |
Khoa tim mạch chuyên sâu |
6 |
Khoa giải phẫu bệnh |
16 |
Khoa thần kinh sọ não |
7 |
Khoa điều trị tích cực |
17 |
Khoa khoa ung bướu |
8 |
Liên khoa Mắt - TMH - RHM |
18 |
Khoa chống nhiễm khuẩn |
9 |
Khoa phẫu thuật (mổ) và chỉnh hình |
19 |
Khoa dinh dưỡng |
10 |
Khoa Nội tổng hợp |
20 |
Khoa dược |
- Khối y học cổ truyền và điều dưỡng phục hồi chức năng gồm:
1 |
Khoa khám kê đơn cắt thuốc theo y học cổ truyền. |
2 |
Khoa điều trị bằng y học cổ truyền (gồm điều trị bằng thuốc nam kết hợp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, năng lượng sinh học, yoga, thiền dưỡng sinh, thể dục vận động, vật lý trị liệu...v.v), |
3 |
Khoa điều dưỡng sau điều trị,phục hồi chức năng người cao tuổi theo từng loại bệnh lý, phục hồi chức năng, dinh dưỡng phục hồi sức khỏe, chữa bệnh bằng tâm, sinh, vật, lý. |
4 |
Khoa đông Nam dược (bao gồm trồng, bào chế thuốc đông nam dược) |
5 |
Khoa chữa bệnh theo yêu cầu kết hợp thăm quan, du lịch điều trị các bệnh mãn tính, suy giảm trí nhớ, thần kinh, xương khớp. |
6 |
Xưởng điều chế thuốc nam |
- Trung tâm nghiên cứu khoa học và ứng dụng phương pháp chữa bệnh mới, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong điều trị. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới từ các trung tâm nghiên cứu y học lớn trong nước và trên thế giới. Nghiên cứu, phát triển các phương pháp chẩn đoán, điều trị riêng, đặc biệt trong lĩnh vực chẩn đoán sớm và điều trị ung thư, tim mạch, thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc,vắcxin mới
- Trung tâm đào tạo: gồm đào tạo lại đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao, đào tạo thực hành cho y bác sĩ, y tá, hộ lý và điều dưỡng viên cả đông và tây y, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của các y bác sĩ, hộ lý, điều dưỡng viên đạt chuẩn quốc tế. Liên kết đào tạo vớí các cơ sở đào tạo y tá, điều dưỡng viên tại các nước phát triển (Mỹ, Canada, Australia, Nhật Bản…) để có thể cấp các chứng chỉ hành nghề quốc tế cho học viên đủ tiêu chuẩn làm việc tại nước ngoài sau khi ra trường.
V.Khối hành chính - quản lý gồm các phòng ban chuyên môn:
- Phòng Hành chính quản trị (bao gồm cả đội xe hành chính và vận chuyển cứu thương)
- Phòng tổ chức lao động (bao gồm cả đội bảo vệ kiêm trực cứu hỏa và ứng trực thiên tai)
- Phòng Kế toán tài chính
- Phòng kế hoạch, thị trường (Maketing)
- Phòng nghiệp vụ y, dược
- Phòng vật tư thiết bị
- Văn phòng luật, dịch thuật và hỗ trợ tư pháp.
- Phòng đối ngoại và hợp tác quốc tế.
- Phòng y tế dự phòng: Khám và điều trị ngoại tuyến cho vùng sâu, vùng xa, tiêm phòng, tiêm chủng, dập dịch, sử lý môi trường và truyền thông.
- Phòng kỹ thuật và thiết bị Công nghệ cao (tin học, ghi, chụp, lưu giữ hình ảnh, intenet, truyền hình trực tuyến, truyền dẫn thông tin nội bộ)
- Ban Thanh tra chuyên ngành y, dược trực thuộc HĐQT
- Ban Giám đốc
- Khối đảng, đoàn thể.
- Hội đồng quản trị
- Hội đồng khoa học và tư vấn chuyên môn
(Chức năng nhiệm vṇ của các khoa, phòng thực hiện theo Quy chế Bệnh viện Ban hành theo Quyết định số 1895/1997 QĐ-BYT ngày 19/09/1997 của Bộ trưởng Bộ y tế)
CHƯƠNG X
PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
Phạm vi hoạt động chuyên môn của bệnh viện gồm:
- Sơ cứu, cấp cứu và vận chuyển người bệnh.
- Sơ cứu ban đầu bệnh nhân,
- Cấp cứu bệnh nhân theo chuyên khoa,
- Vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện, ra viện, chuyển viện sang các bệnh viện khác hoặc ra nước ngoài theo yêu cầu hoặc vượt quá khả năng chuyên môn.
- Khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
- Khám chữa bệnh đa khoa
- Tiêm chủng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, tiêm phòng, dập dịch, sử lý môi trường
- Tư vấn, theo dõi và điều trị ngoại trú cho người bệnh
- Chăm sóc và phục hồi chức năng, phục hồi sức khỏe cho người bệnh
- Khám, chứng nhận tình trạng sức khỏe phục vụ các nhu cầu công tác và học tập.
- Phẫu thuật
- Thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật từ tiểu phẫu, trung phẫu đến đại phẫu (theo quy định của Bộ Y tế) bằng các phương pháp phẫu thuật truyền thống.
- Thực hiện các phương pháp phẫu thuật hiện đại (phẫu thuật nội soi, phẫu thuật laser, phẫu thuật bằng sóng siêu cao tần) đã được Bộ Y tế công nhận.
- Xạ trị - Xạ trị cho bệnh nhân ung thư
(xạ trị bằng tia X hoặc nguồn phóng xạ, xạ trị trên máy gia tốc, xạ trị bằng kim phóng xạ trực tiếp, …) theo các phương pháp đã được Bộ Y tế công nhận.
- Điều trị hóa chất và các thuốc phối hợp
- Điều trị nội và ngoại trú bằng hóa chất và các thuốc phối hợp cho bệnh nhân ung thư bằng các hóa chất và phác đồ điều trị đã được công nhận.
- Nghiên cứu các phác đồ điều trị mới để nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.
- Can thiệp tim mạch
- Tiến hành các can thiệp tim mạch bằng các phương pháp đã được Bộ Y tế công nhận (nong mạch vành, đặt sten, …)
- Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật can thiệp tim mạch mới để nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh.
- Phẫu thuật thẩm mỹ và tạo hình.
- Phẫu thuật thẩm mỹ và phẫu thuật tạo hình cho người bệnh để khắc phục một phần hậu quả của điều trị (xạ trị, phẫu thuật cắt bỏ bộ phận cơ thể, ...)
- Phẫu thuật thẩm mỹ theo các phương pháp đã được Bộ y tế công nhận.
- Y học cổ truyền, nuôi dưỡng, điều dưỡng.
- Khám bệnh theo y học cổ truyền (xem mạch chẩn đoán)
- Điều trị theo y học cổ truyền (châm cứu, bấm huyệt, dưỡng sinh, uống thuốc nam, trị liệu xông hơi, ngâm, tắm thuốc bắc, tư vấn tâm sinh lý, dưỡng sinh) để điều trị các bệnh mạn tính, đặc biệt là trong điều trị ung thư.
- Bào chế thuốc đông y để phục vụ điều trị cho bệnh viện.
- Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp bào chế mới nhằm nâng cao chất lượng thuốc đông y, hạ giá thành sản phẩm.
- Điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe người bệnh sau điều trị, nuôi dưỡng người cao tuổi và các thành phần xã hội có nhu cầu.
- Phục hồi chức năng: Vật lý trị liệu, thủy trị liệu, tắm bùn, tắm khoáng và các máy tập phục hồi chức năng.
- Tư vấn tâm lý (chữa các bệnh về tâm lý, hoảng loạn thần kinh)
- Điều dưỡng dài hạn, du lịch chữa bệnh theo yêu cầu.
- Cận lâm sàng.
- Chẩn đoán hình ảnh: X quang thông thường, chụp CT-sacnner, chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI), xạ hình, chụp PET-CT, siêu âm 2D, 3D, 4D, siêu âm Doppler màu.
- Thăm dò chức năng: nội soi chẩn đoán và điều trị, điện sinh ký (điện tim, điện não, điện cơ), đo chức năng hô hấp - tim mạch.
- Xét nghiệm : sinh - hóa, huyết học, miễn dịch, vi sinh vật học, ký sinh trùng, tế bào học (sinh thiết, tử thiết)
- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật mới trong chẩn đoán cận lâm sàng, đặc biệt các phương pháp phục vụ chẩn đoán ung thư sớm (ngay từ giai đoạn tiền ung thư)
- Nhà thuốc Bệnh viện: Thực hiện các thủ tục pháp lý để thành lập nhà thuốc của bệnh viện theo đúng các quy định hiện hành.
- Nghiên cứu, và chuyển giao công nghệ.
- Nghiên cứu các kỹ thuật, công nghệ mới ứng dụng trong y học
- Chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến qua quan hệ hợp tác
- Đào tạo
- Đào tạo lại, đào tạo thực hành cho các Y- Bác sĩ, điều dưỡng viên, nhân viên y tế theo yêu cầu về trình độ tay nghề, trình độ kỹ thuật và các yêu cầu khác.
- Huấn luyện nâng cao về chuyên môn kỹ thuật cho y-bác sĩ, y tá, hộ lý, kỹ thuật viên và nhân viên y tế khác.
- Trao đổi kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn bằng hình thức hội thảo khoa học, trao đổi chuyên gia...
Chương XI
BỘ MÁY QUẢN LÝ, TỔ CHỨC NHÂN SỰ
1.Bộ máy quản lý bệnh viện
+ Hội đồng quản trị
- Chủ tịch HĐQT
- Các phó chủ tịch
+ Hội đồng khoa học kỹ thuật và tư vấn.
+ Ban Giám đốc Bệnh viện gồm:
- Giám đốc (Chuyên môn Đại học y) phụ trách chung và chịu trách nhiệm điều hành toàn bệnh viện.
- Phó giám đốc chuyên môn khối y học hiện đại (Bác sĩ đa khoa trở lên) phụ trách: Khoa cấp cứu hồi sức, Khoa khám bệnh tổng hợp, Khoa chẩn đoán hình ảnh, Khoa nội soi, Khoa xét nghiệm, Khoa thăm dò chức năng, Khoa điều trị tích cực, Khoa nội tổng hợp, Khoa ngoại tổng hợp, Khoa sản, khoa nhi, Khoa phẫu thuật chỉnh hình và thẩm mỹ, Liên chuyên khoa TMH - RHM, Khoa mắt, Khoa thần kinh sọ não, Khoa chống nhiễm khuẩn, Khoa ung bướu, khoa tim mạch can thiệp, Khoa điều dưỡng, Khoa dược.
- Phó giám đốc khối y học cổ truyền và điều dưỡng phụ trách: Khoa khám và điều trị bằng y học cổ truyền (chữa bệnh kết hợp thăm quan, du lịch để điều trị các bệnh mãn tính, ung thư, thần kinh, xương khớp, suy giảm trí nhớ, suy dinh dưỡng, suy tâm lý) người cao tuổi, điều dưỡng và điều chế thuốc Đông Nam dược.
- Phó giám đốc Tổ chức và Khoa học công nghệ phụ trách: các phòng chuyên môn, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học và chuyển giao công nghệ,Trung tâm đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao, đào tạo thực hành cho y bác sĩ, y tá, hộ sinh và các nhân viên điều dưỡng cả đông và tây y, Thanh tra, khối Đảng và đoàn thể (Thanh niên, phụ nữ, công đoàn, tự vệ, thể thao, thi đua), Công tác dịch thuật và văn phòng luật sư, đại diện Bệnh viện trước các tổ chức tư pháp. công tác bảo vệ và an ninh trật tự bệnh viện
- Phó Giám đốc hậu cần phụ trách.
+ Phòng vật tư, thiết bị y tế, vật tư và đồ dùng cho đội ngũ thày thuốc và bệnh
nhân.
+ Bộ phận dịch vụ Nhà ăn, căng tin.
+ Nhà thuốc và các hợp đồng cung ứng thuốc
+ Khoa phòng chống nhiễm khuẩn
+ Công tác y tế dự phòng, vệ sinh phòng dịch, phòng chống thiên tai, PCCC
- Số lượng nhân sự.
STT |
Danh mục nhân sự |
Số lượng |
I |
Bộ máy quản lý |
|
1 |
Hội đồng thành viên (Chủ tịch +1phó chủ tịch chuyên trách) |
2 |
2 |
Giám đốc bệnh viện ( Kiêm chủ tịch hội đồng khoa học) |
1 |
3 |
Phó giám đốc chuyên môn khối y học hiện đại |
1 |
4 |
Phó giám đốc khối y học cổ truyền và điều dưỡng |
1 |
5 |
Phó giám đốc khối tổ chức và khoa học công nghệ |
1 |
6 |
Phó giám đốc khối hậu cần, kỹ thuật |
1 |
II |
Các phòng chức năng |
|
1 |
|
1 2 10 10 4 3 10 |
2 |
* Phòng tổ chức lao động ( bao gồm cả đội bảo vệ kiêm trực cứu hỏa và ứng trực giải quyết các sự cố thiên tai) Trưởng phòng Cán bộ tổ chức, quản lý hồ sơ cán bộ Cán bộ lao động, tiền lương, bảo hiểm Đội bảo vệ kiêm trực phòng chống cháy, ứng trực thiên tai |
1 1 1 27 |
3 |
* Phòng kế toán tài chính ế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán ế toán viên các chuyên ngành hủ quỹ, thu ngân |
1 4 1 |
4 |
* Phòng kế hoạch, thị trường (Maketing) rưởng phòng hân viên Hế hoạch và maketing |
1 3 |
5 |
* Phòng nghiệp vụ y, dược rưởng phòng uản lý nghiệp vụ y uản lý nghiệp vụ dược |
1 1 1 |
6 |
* Phòng vật tư thiết bị rưởng phòng án bộ cung ứng vật tư hủ kho |
1 1 1 |
7 |
* Văn phòng luật, dịch thuật và tư pháp. rưởng phòng (Luật sư có chứng chỉ hành nghề) hiên dịch viên tiếng anh (chuyên trách) án bộ tư pháp (Cử nhân luật) |
1 2 1 |
8 |
* Phòng đối ngoại và hợp tác quốc tế rưởng phòng (Cử nhân luật khoa quan hệ quốc tế) án bộ đối ngoại (Cử nhân khoa quan hệ quốc tế) |
1 2 |
9 |
* Phòng kỹ thuật và thiết bị Công nghệ cao rưởng phòng (Thạc sĩ công nghệ thông tin) - Chuyên viên (kỹ sư công nghệ thông tin các chuyên ngành) |
1 5 |
1 0 |
* Phòng y tế dự phòng: khám và điều trị ngoại tuyến, tiêm phòng, tiêm chủng, dập dịch, sử lý môi trường, truyền thông. Trưởng phòng (Bác sĩ Đa khoa) Cử nhân công nghệ sinh học và công nghệ môi trường Y tá, Nhân viên y tế, nghiệp vụ y, |
1 3 8 |
1 1 |
* Ban Thanh tra
|
1 1 |
1 2 |
*Khối Đảng, Đoàn thể í thư đảng ủy chuyên trách hủ tịch Công đoàn chuyên trách kiêm đại diện khối công nhân viên chức trong thỏa ước tập thể. í thư Đoàn khối cơ quan chuyên trách, kiêm phụ trách khối văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phong trào. hủ tịch Hội phụ nữ khối cơ quan chuyên trách kiêm nữ công, kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới. |
1 1
1
1 |
II I |
Khối các chuyên khoa |
|
1 |
Khoa cấp cứu hồi sức |
4 |
2 |
Khoa khám bệnh tổng hợp |
10 |
3 |
Khoa chẩn đoán hình ảnh |
10 |
4 |
Khoa XN sinh - hóa, huyết học, miễn dịch, vi sinh vật học, ký sinh trùng, tế bào học (sinh thiết, tử thiết) |
8 |
5 |
Khoa thăm dò chức năng, nội soi, siêu âm chẩn đoán và điều trị, điện sinh ký (điện tim, điện não, điện cơ) đo chức năng hô hấp - tim mạch. |
5 |
6 |
Khoa giải phẫu bệnh |
5 |
7 |
Khoa điều trị tích cực |
5 |
8 |
Liên khoa Mắt - TMH - RHM |
5 |
9 |
Khoa phẫu thuật (Mổ) và chỉnh hình (2 kíp mổ) |
24 |
1 0 |
Khoa Nội tổng hợp |
6 |
1 1 |
Khoa Ngoại tổng hợp |
6 |
1 2 |
Khoa Sản |
6 |
1 3 |
Khoa nhi |
6 |
1 4 |
Khoa phục hồi chức năng |
6 |
1 5 |
Khoa tim mạch chuyên sâu |
6 |
1 6 |
Khoa thần kinh sọ não |
6 |
1 7 |
Khoa khoa ung bướu |
10 |
1 8 |
Khoa chống nhiễm khuẩn |
10 |
1 9 |
Khoa dược |
5 |
2 0 |
Khoa dinh dưỡng |
15 |
I V |
Khối y học cổ truyền và điều dưỡng |
|
1 2 |
Lương y đa khoa Bác sỹ y học cổ truyền |
1 1 |
3 4 5 6 7 |
Y sỹ y học cổ truyền Nhân viên thủ thuật (châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp) Nhân viên bào chế thuốc Điều dưỡng viên các cấp Thủ kho |
1 10 10 15 10 1 |
V |
Khối hành chính nghiên cứu |
|
1 |
Trưởng khối (Tiến sĩ chuyên trách) |
1 |
2 |
Bác sĩ chuyên trách |
5 |
3 |
Nhân viên hóa, dược, vi sinh chuyên trách |
10 |
V I |
Khối đào tạo |
|
1 2 3 |
Ban giám hiệu Hội đồng chuyên môn lý thuyết Hội đồng chuyên môn thực hành |
2 5 5 |
Cộng |
484 |
- Cấu tạo nhân sự
STT |
Chức danh |
Tổng số |
Khoa khám |
Các khoa điều trị, điều dưỡng |
Khoa cận lâm sàng |
Nhà thuốc |
Khác |
|
1 |
GS, PGS |
3 |
3 |
|||||
2 |
TS, BS CKII |
24 |
2 |
18 |
4 |
|||
3 |
Thạc sĩ, BS CKI |
35 |
6 |
26 |
3 |
|||
4 |
Bác sĩ thường |
55 |
6 |
44 |
5 |
|||
5 |
Cử nhân điều dưỡng |
4 |
4 |
|||||
6 |
DS đại học |
4 |
3 |
1 |
||||
7 |
DS trung cấp, cao đẳng |
12 |
9 |
3 |
||||
8 |
ĐH khác |
15 |
5 |
10 |
||||
9 |
Điều dưỡng viên, KTV |
179 |
170 |
9 |
||||
10 |
Nữ hộ sinh |
22 |
22 |
|||||
11 |
Hộ lý, y công |
23 |
1 |
20 |
2 |
|||
12 |
Bác sĩ y học cổ truyền |
3 |
2 |
1 |
|||
13 |
Lương y đa khoa |
2 |
1 |
1 |
|||
14 |
Kỹ thuật viên thủ thuật (châm cứu, bấm huyệt) |
38 |
38 |
||||
15 |
Nhân viên vệ sinh |
10 |
10 |
||||
16 |
Bảo vệ |
27 |
27 |
||||
17 |
Lái xe |
13 |
13 |
||||
18 |
Chuyên môn khác (điện nước, thông tin, trợ lý) |
15 |
15 |
||||
Tổng cộng |
484 |
18 |
347 |
31 |
13 |
75 |
- Mô hình, tính chất dự án:
- Mô hình tổ chức của bệnh viện.
Hình thức tổ chức của bệnh viện được mô tả trong sơ đồ sau:
Số giường bệnh tại các khoa phòng trong bệnh viện như sau:
+ Khoa Cấp cứu: 10 giường
+ Khoa Điều trị tích cực: 30 giường
+ Khoa Nội chung: 40 giường
+ Khoa Ngoại chung: 40 giường
+ Khoa Sản: 40 giường
+ Khoa Nhi: 40 giường
+ Khoa Liên chuyên khoa (Mắt - RHM - TMH): 30 giường
+ Khoa Ung bướu: 30 giường
+ Khoa Phẫu thuật chuyên khoa: 40 giường Cộng 300 giường
+ Điều dưỡng, phục hồi chức năng 700 giường
5.Quy hoạch sử dụng đất, không gian kiến trúc cảnh quan
- Quy hoạch các khu chức năng sử dụng đất chủ yếu :
Mặt bằng tổng thể của bệnh viện được bố trí gồm 7 phân khu chức năng chính. Các khu này nằm ở các vị trí độc lập, có cổng ra vào cũng như giao thông riêng.
- Khu khám, chữa bệnh theo y học hiện đại.
- Khu nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ sinh học và Đào tạo.
- Khu khám, chữa bệnh theo y học cổ truyền.
- Khu điều dưỡng, phục hồi chức năng tập trung
- Khu điều dưỡng, phục hồi chức năng tập cao cấp
- Khối y học cổ truyền kết hợpvườn lưu giữ gien các loài cây thuốc nam quý hiếm
- Khu hạ tầng kỹ thuật (sử lý, cấp nước, sử lý nước thải, chất thải rắn, nhà đại thể,tổ chức tang lễ và giải phẫu bệnh lý.)
5.2.Yêu cầu chung:
- Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội.
- Xác lập được cơ sở cho công tác kế hoạch quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng; quản lý, khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong khu vực quy hoạch.
6.Quy hoạch tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:
- Nguyên tắc bố cục không gian.
- Tận dụng tối đa điều kiện địa hình tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên để tạo ra không gian hấp dẫn cho dự án.
- Tổ chức vùng cảnh quan hài hoà giữa những không gian cũ và mới, đồng thời tạo nên bản sắc kiến trúc đặc thù cho khu vực.
- Tạo điểm nhấn không gian và tầm nhìn đô thị vươn theo chiều rộng và nâng về chiều cao tương đồng với các điểm nhấn khác.
6.2.Tổ chức cây xanh.
- Ven các trục đường giao thông, khoảng lùi quanh tường rào tổ chức trồng cây xanh mật độ cao kết hợp đường đi bộ tạo sự tiện nghi tối đa cho người đi bộ, tổ chức các thảm cỏ và không gian cảnh quan công cộng như vườn hoa, thảm cỏ, mặt nước, tiểu cảnh tạo sự biến đổi không gian hấp dẫn và cung cấp các tiện ích cho người bệnh.
- Ngoài ra còn sử dụng các loại cây có bóng mát thân thẳng tạo cảnh quan và không ảnh hưởng tầm nhìn của các phương tiện giao thông. Hạn chế trồng các loại cây có quả và các loại cây rụng lá nhiều gây ô nhiễm môi trường và thu hút các loại côn trùng.
- Cây xanh trong khu công viên và các khu cây xanh được tổ chức và trồng phân loại phù hợp với mục đích sử dụng của từng khu chức năng. Hệ thống cây xanh tại các lõi khu ở cải tạo được bổ trợ bằng hệ thống vườn hoa, thảm cỏ kết hợp với các công trình kiến trúc tạo nên không gian yên tĩnh cần thiết và cảnh quan hài hoà với thiên nhiên.
7, Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.
- Cơ sở thiết kế:
- Bản đồ khảo sát phục vụ thiết kế quy hoạch tỷ lệ 1/500.
- Các dự án, tài liệu, số liệu khác có liên quan.
- Quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng, quy phạm thiết kế đường phố, đường quảng trường, v.v...
7.2.Nguyên tắc thiết kế:
- Trên cơ sở phân khu chức năng và quy hoạch phát triển không gian của khu bệnh viện, để phục vụ tốt cho việc liên hệ thuận lợi giữa các khu chức năng,việc quy hoạch mạng lưới đường cần tuân thủ 1 số nguyên tắc sau:
- Phải tạo nên một mạng lưới đường hợp lý phục vụ tốt cho việc liên hệ giữa các khu chức năng.
- Tạo nên mối quan hệ đồng bộ thích hợp giữa giao thông đối nội của khu vực và giao thông với các khu vực phụ cận và các đô thị bên ngoài.
- Mạng lưới cần đơn giản, phân cấp đường chính, đường phụ rõ ràng nhằm tạo cho công tác tổ chức giao thông đô thị an toàn, thông suốt.
- Mạng lưới đường đô thị cần phù hợp với địa hình để đảm bảo các yêu cầu kinh tế kỹ thuật cũng như cảnh quan môi trường.
8.Đánh giá tác động môi trường:
Chi tiết về các tác động ảnh hưởng tới môi trường cũng như phương án bảo vệ môi trường được thực hiện trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan quản lý môi trường phê duyệt.
Cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề môi trường bao gồm :
Luật bảo vệ môi trường 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005.
Các tiêu chuẩn ngành, (TCN) tiêu chuẩn nhà nước (TCVN) về bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của một số nước phát triển cũng được xem xét áp dụng. Vấn đề về môi trường: Đây là dự án đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa mới với chất lượng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hoàn chỉnh. Các khu đất xây dựng, diện tích cây xanh
hợp lý và giao thông thuận lợi. Trong khu vực dự án không có cơ sở sản xuất công
nghiệp nên dự án ít chịu ảnh hưởng bởi các nguồn gây ô nhiễm công nghiệp, không có hệ sinh thái đặc biệt nào.
8.1.Vài nét về hiện trạng môi trường khu vực:
Môi trường khu vực nghiên cứu chưa có dấu hiệu ô nhiễm.
Trong khu vực thiết kế không tồn tại các hệ sinh thái đặc biệt, chủ yếu là hệ sinh thái nông nghiệp do đó ảnh hưởng do tác động của con người đến sinh thái tự nhiên nhất là các loại động, thực vật trong khu vực là không lớn.
8.2.Ảnh hưởng đến đời sống công cộng và hoạt động kinh tế:
Trong thực tế đây là vấn đề khó khăn nhất, gây nhiều cản trở trong quá trình thực hiện dự án. Tuy nhiên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để dành quỹ đất xây dựng dự án mới phù hợp với quy hoach phát triển khu vực, chủ trương chung của Đảng, Nhà nước. Để giảm nhẹ khó khăn cho nhân dân đã đưa ra các hình thức sau:
Đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp.
Đền bù hoa màu, hỗ trợ xã hội và đào tạo chuyển đổi ngành nghề.
Bố trí lao động vào làm việc tại dự án để ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất. Tổ chức thực hiện GPMB
9.TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN:
9. 1. Căn cứ và cơ sở để lập tổng mức đầu tư:
- Tổng mức đầu tư được xác định trong Dự án bao gồm chi phí xây lắp, chi phí mua sắm thiết bị và chi phí dự phòng.
- Nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Dự án được xác định trên cơ sở sau:
+ Khối lượng các công tác xây dựng cơ bản được xác định theo các chương trên của dự
án.
+ Đơn giá và định mức chi phí cho công tác xây dựng cơ bản được xác định phù hợp với giá cả và điều kiện cụ thể.
+ Chi phí mua sắm thiết bị được tính toán trên cơ sở phân tích các bản chào hàng của các hãng cung cấp thiết bị nước ngoài. Chi phí mua sắm thiết bị được tính toán trong bảng tổng hợp chi phí mua sắm thiết bị đã bao gồm các chi phí bảo quản, đào tạo, hướng dẫn vận hành, vận chuyển thiết bị đến công trình và lắp đặt,.
+ Các chi phí thiết kế, thẩm tra thiết kế, tổng dự toán tính theo quy định hiện hành của Nhà nước.
9. 2.Thành phần vốn đầu tư:
a.Vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
Vốn đầu tư cơ bản nhằm tạo ra năng lực mới tăng thêm để đạt được mục tiêu của dự án phục vụ cho loại hình kinh doanh của Chủ đầu tư.
Vốn đầu tư cơ bản bao gồm:
- Chi phí hình thành tài sản đất:
- Thủ tục xin cấp đất hoặc thuê đất
- Đền bù giải phóng mặt bằng
- Chi khoan khảo sát, rà phá bom mìn
- Chi phí các hạng mṇc xây lắp:
- Chi phí xây dựng khu vực khám chữa bệnh (300 giường)
- Chi phí xây dựng khu nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm
- Chi phí xây dựng trung tâm đào tạo
- Chi phí xây dựng khoa y học cổ truyền và điều dưỡng.
- Chi phí xây dựng khu xử lý nước cấp, nước thải, rác thải.
- Chi phí xây dựng cổng, tường rào, nhà bảo vệ, bãi xe, nhà truyền thống
- Các chi phí: San lấp mặt bằng, đường giao thông nội bộ, giao thông đối ngoại, , đường công vụ phục vụ thi công, hệ thống cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải, điện động lực và chiếu sáng, cây xanh, thảm cỏ công viên, tượng đài vườn thuốc nam và dây chuyền điều chế thuốc nam
- Chi phí mua sắm thiết bị.
- Hệ thống trang thiết bị y tế.
- Hệ thống trang thiết bị nội thất.
- Hệ thống trang thiết bị khu nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm (bàn ghế dụng cụ thí nghiệm, mô hình mẫu, bàn ghế làm việc, máy vi tính, máy in, giường tủ học viên, phòng thí nghiệm RD..v..v...
- Hệ thống trang thiết bị trường học (bàn ghế hội trường, lớp học, tăng âm, dụng cụ thí nghiệm, mô hình mẫu, bàn ghế làm việc, vi tính, máy in, giường tủ học viên,...v..v...
- Hệ thống cấp điện (trạm biến áp & dây dẫn cao thế máy phát điện dự phòng)
- Hệ thống cấp nước sạch (Khoan giếng, hệ thống lọc, bể chứa, hệ máy bơm tăng áp, bồn chứa, hệ đường ống cấp nước..)
- Hệ thống xử lý nước thải và rác thải bệnh viện (hệ thống bể chứa, lọc, sử lý, đường ống thu gom nước thải, lò đốt rác y tế, xe vận chuyển, thùng đựng rác)
- Hệ thống điều hoà thông gió
- Hệ thống vận chuyển nội bộ (thang máy)
- Hệ thống khí y tế
- Hệ thống cứu hỏa, chống bão lụt.
- Hệ thống vận tải cấp cứu
- Hệ thống thông tin liên lạc
- Chi phí khác :
- Chi phí khởi công, khánh thành, hoàn tất các thủ tục đầu tư.
- Chi phí lập và thẩm định dự án đầu tư.
- Chi phí khảo sát thiết kế, chi phí thiết kế
- Chi phí thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán, tổng dự toán.
- Chi phí công tác mời thầu, đấu thầu xây lắp và đấu thầu thiết bị, chi phí xét thầu
- Chi phí bảo hiểm công trình
Các chi phí trên được tính toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Chi phí dự phòng
Là lượng vốn dự trữ những khoản chi phí chưa lường hết được và sự biến động về giá thiết bị, tỷ giá ngoại tệ trên thị trường.
b.Vốn lưu động
Là lượng vốn được sử dụng để phục vụ cho mục đích hoạt động của dự án. vốn lưu động thông thường được sử dụng để phục vụ chi trả:
- Lương, thưởng và các chế độ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên
- Tiền mua thuốc, hoá chất, vật tư tiêu hao phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện, quần, áo, mũ cho nhân viên y tế và bệnh nhân.
- Tiền chi trả cho các dịch vụ hàng ngày (điện, nước, điện thoại, Internet, ...)
- Chi phí quản lý bệnh viện (các hoạt động khác như cây xanh, cảnh quan, thăm hỏi)
- Xăng dầu phục vụ xe,máy phát điện.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Kết luận :
BỆNH VIỆN 0 ĐỒNG, ĐÔNG, TÂY Y KẾT HỢP VÀ KHU TRỒNG , SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU CÔNG NGHỆ CAO sẽ trở thành một điểm nhấn trong tương lai của lĩnh vực y học Việt Nam, với trang thiết bị hiện đại, trình độ quản lý và chất lượng chuyên môn cao, chúng tôi đảm bảo bệnh viện sẽ cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh với chất lượng cao, điều trị cho bệnh nhân đặc biệt chú trọng đầu tư cho các khoa phục hồi chức năng Người cao tuổi, người có công, mẹ Việt Nam anh hùng, các vị lão thành cách mạng, thương bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam Dioxin, người khuyết tật, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài sang sinh sống, làm việc, du lịch kết hợp chữa bệnh tại Việt Nam (bao gồm điều dưỡng sau điều trị, kết hợp chữa bệnh mãn tính bằng y học cổ truyền trung, dài hạn và chữa bệnh theo yêu cầu). không chỉ ở địa phương, mà cả ở các huyện trong khu vực. Mục tiêu của chúng là khám chữa bệnh cho nhân dân trong khu vực vùng cao, khu di tích lịch sử để đền ơn đáp nghĩa những anh hùng hi sinh vì dân tộc giải phóng đất nước.
- Kiến nghị: Không.